04/03/2020
Camera hành trình tiếng anh là Dash camera là thiết bị dùng để ghi lại hình ảnh phía trước (đôi khi cả phía sau và trong khoang lái) trong quá trình xe lưu thông trên đường. Hiện nay, trên thị trường cũng có một số dòng camera hành trình giúp chủ xe có thể giám sát được cả hình ảnh ngay cả khi xe đã tắt máy, việc này giúp chủ phương tiện có thể quản lý, giám sát được xe của mình trong trường hợp phải gửi xe ở các bãi xe lạ khi đi du lịch, công tác….
Ngoài ra, với một số dòng camera hành trình thông minh hay còn gọi là camera giám sát hành trình, chủ xe có thể xem hình ảnh camera hành trình online 24/7 qua điện thoại, máy tính bảng hoặc thậm chí cả trên laptop, PC thông qua mạng 3G/4G.
Camera giám sát hành trình còn được tích hợp GPS, giúp chủ xe có thể giám sát được toàn bộ vị trí, tốc độ, lộ trình của xe.
Tham khảo thêm bài viết: Camera hành trình nào tốt nhất hiện nay 2020 tại đây
Các thông số cần lưu ý khi lựa chọn camera hành trình:
Góc rộng: Thông thường, camera hành trình có góc rộng từ 130 độ đến 170 độ.
Độ phân giải: Độ phân giải là yếu tố chính ảnh hưởng đến chất lượng video. Hầu hết các camera hành trình hiện nay camera trước có độ phân giải Full HD (hay 1080P-1920x1080) một số loại có độ phân giải cao hơn: 2K hoặc 4K. Camera sau độ phân giải thường là HD (720) hoặc VGA.
Cảm biến hình ảnh: Thông thường cảm biến hình ảnh sony cho chất lượng hình ảnh tốt nhất.
ADAS: Cảnh báo làn đường, cảnh báo va chạm, cảnh báo khoảng cách. Tuy nhiên trên thực tế cảnh báo này hoạt động không thực sự hiệu quả.
G-sensor: Cảm biến va chạm. Với các thiết bị có cảm biến va chạm, khi xảy ra va chạm thiết bị sẽ tự động khóa đoạn video lại và chuyển sang thư mục riêng và không bị ghi đè. Tuy nhiên, khi cài đặt nếu để độ nhạy quá cao, chỉ cần khi xe xảy ra rung lắc thiết bị đã tự động khóa video và chuyển sang thư mục riêng vì vậy thẻ nhớ sẽ thường xuyên bị đầy.
Hiện nay tại Việt Nam pháp luật chưa bắt buộc phải lắp camera hành trình đối với xe cá nhân.
Đối với xe kinh doanh vận tải (từ 9 chỗ ngồi chở lên) và xe container, đầu kéo được lắp theo lộ trình sau:
Theo khoản 2, điều 13, chương III, nghị định 10/2020/NĐ-CP (Hay còn gọi là nghị định lắp camera hành trình)
Trước ngày 01 tháng 7 năm 2021, xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách có sức chứa từ 09 chỗ (kể cả người lái xe) trở lên phải lắp camera đảm bảo ghi, lưu trữ hình ảnh trên xe (bao gồm cả lái xe và cửa lên xuống của xe) trong quá trình xe tham gia giao thông. Dữ liệu hình ảnh được cung cấp cho cơ quan Công an, Thanh tra giao thông và cơ quan cấp giấy phép, bảo đảm giám sát công khai, minh bạch. Thời gian lưu trữ hình ảnh trên xe đảm bảo như sau:
a) Tối thiểu 24 giờ gần nhất đối với xe hoạt động trên hành trình có cự ly đến 500 ki-lô-mét;
b) Tối thiểu 72 giờ gần nhất đối với xe hoạt động trên hành trình có cự ly trên 500 ki-lô-mét.
Điều 14 nghị định này quy định:
Trước ngày 01 tháng 7 năm 2021, xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hoá bằng công-ten-nơ, xe đầu kéo phải lắp camera đảm bảo ghi, lưu trữ hình ảnh của người lái xe trong quá trình xe tham gia giao thông. Dữ liệu hình ảnh được cung cấp cho cơ quan Công an, Thanh tra giao thông và cơ quan cấp giấy phép, bảo đảm giám sát công khai, minh bạch. Thời gian lưu trữ hình ảnh trên xe đảm bảo như sau:
a) Tối thiểu 24 giờ gần nhất đối với xe hoạt động trên hành trình có cự ly đến 500 ki-lô-mét;
b) Tối thiểu 72 giờ gần nhất đối với xe hoạt động trên hành trình có cự ly trên 500 ki-lô-mét.
Khoản 5, điều 34 của Nghị định quy định:
Đơn vị kinh doanh vận tải hành khách sử dụng xe ô tô có sức chứa từ 09 chỗ (kể cả người lái xe) trở lên, đơn vị kinh doanh vận tải hàng hoá bằng công-ten-nơ, xe đầu kéo phải lắp camera và đảm bảo các yêu cầu sau:
a) Ghi, lưu trữ hình ảnh theo quy định tại khoản 2 Điều 13, khoản 2 Điều 14 của Nghị định này;
b) Hình ảnh từ camera lắp trên xe phải được truyền với tần suất truyền từ 12 đến 20 lần/giờ (tương đương từ 3 đến 5 phút/lần truyền dữ liệu) về đơn vị kinh doanh vận tải và truyền về cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định của Bộ Giao thông vận tải, lưu trữ trong thời gian tối thiểu 72 giờ gần nhất; dữ liệu hình ảnh phải được cung cấp kịp thời, chính xác, không được chỉnh sửa hoặc làm sai lệch trước, trong và sau khi truyền;
Do đó căn cứ theo quy định gắn camera hành trình này thì có thể hiểu, Nghị định 10/2020/NĐ-CP (hay còn được gọi là luật lắp camera hành trình) chỉ bắt buộc lắp với các xe kinh doanh vận tải và các camera này sẽ chụp hình và gửi về tổng cục đường bộ giống như dữ liệu giám sát hành trình.
3. Vì sao nên lắp camera hành trình?
Camera hành trình cung cấp các bằng chứng quan trọng trong trường hợp xảy ra va chạm, hoặc bị phạt vi phạm luật giao thông nhưng các lỗi chưa rõ ràng: vượt đèn vàng, đè vạch….
Với dòng Camera giám sát hành trình (có thể giám sát hình ảnh, vị trí, tốc độ, lộ trình của xe) chủ phương tiện có thể yên tâm khi cho thuê hoặc cho mượn xe.
4. Dữ liệu về tốc độ trên camera hành trình có được cơ quan chức năng chấp nhận không?
Hiện nay, tại Việt Nam, dữ liệu về tốc độ trên camera hành trình (hoặc trên thiết bị giám sát hành trình) hiện chưa được cơ quan chức năng (cảnh sát giao thông) chấp nhận trong trường hợp có sự sai khác giữa tốc độ trên máy bắn tốc độ và tốc độ hiển thị trên camera hành trình (hoặc thiết bị giám sát hành trình).
Việc này được cục cảnh sát giao thông giải thích như sau:
Thứ nhất: Các thiết bị được cơ quan cảnh sát giao thông sử dụng là các thiết bị được quy định trong danh mục các phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ sử dụng để phát hiện vi phạm hành chính về trật tự an toàn giao thông quy định tại Nghị định 165/2013/NĐ-CP và thực hiện theo thông tư 01/2016/TT-BCA, 02/2016/TT-BCA của Bộ Công an quy định về tuần tra kiểm soát giao thông đường bộ.
Các thiết bị khác không có trong danh mục trên thì không được chấp nhận.
Thứ hai: Cơ chế hoạt động của hệ thống đo tốc độ có ghi hình (máy bắn tốc độ) và hệ thống giám sát hành trình, camera hành trình có hiển thị tốc độ là khác nhau. Hệ thống máy bắn tốc độ của cảnh sát giao thông sử dụng là thiết bị chuyên dụng sử dụng sóng âm (nguyên lý radar) hoặc sử dụng sóng ảnh (nguyên lý laser). Máy đo phát sóng đến xe đang chạy và thu về sóng phản xạ để cho ra kết quả chính xác là tốc độ tức thời của xe khi đang di chuyển.
Trong khi đó, tốc độ mà hệ thống giám sát hành trình có được thông qua việc sử dụng máy thu tín hiệu định vị vệ tinh GPS xác định khoảng cách và thời gian di chuyển của phương tiện giữa 2 điểm để tính trị số trung bình tốc độ phương tiện.
Ngoài ra, độ chính xác về tốc độ của camera hành trình hoặc thiết bị giám sát hành trình còn phụ thuộc rất nhiều vào độ nhạy của thiết bị GPS, số lượng vệ tinh mà thiết bị GPS thu được thậm chí còn phụ thuộc vào điều kiện thời tiết (trong điều kiện trời âm u, nhiều mây) thì chất lượng sóng GPS yếu hoặc thậm chí bị mất.
Do đó, dữ liệu về tốc độ trên camera hành trình hoặc thiết bị giám sát hành trình (định vị GPS) không được cơ quan cảnh sát giao thông chấp nhận.
5. Camera hành trình có làm hết điện acquy không?
Thực tế là camera hành trình có thể làm hết điện acquy xe của bạn. Tuy nhiên, điều này rất ít khi xảy ra trừ khi bạn thường xuyên không sử dụng đến chiếc xe của mình đồng thời camera có cài đặt chế độ ghi hình khi xe tắt máy. Hầu hết các camera hành trình trên thị trường đều ngừng hoạt động hoặc chuyển sang chế độ nghỉ khi xe tắt máy, ở chế độ này, camera hầu như không tiêu tốn điện năng.
Một số ít camera hành trình có khả năng xem online hoặc ghi hình khi xe tắt máy (ví dụ Navicom J247- chỉ có thể xem online khi xe tắt máy, Navicom M79 Plus có khả năng xem online và ghi hình khi xe tắt máy nhưng các dòng camera này đều có tính năng bảo vệ acquy, nghĩa là đến một giới hạn về điện năng thì camera sẽ không hoạt động nữa để tránh làm cạn acquy.
Do đó bạn hầu như không phải lo lắng về vấn đề camera có làm hết điện acquy của xe hay không.
Xem thêm: Camera hành trình Navicom J247
Camera hành trình Navicom M79 Plus
Camera hành trình Navicom chất lượng cao
6. Camera hành trình có ghi âm không?
Một số loại camera hành trình có tính năng ghi âm được ở trong khoang lái: ví dụ Navicom J102, Navicom J218, Vietmap VM100, Vietmap VM200….
Camera hành trình Navicom J218
Camera hành trình Navicom J102
Xem chi tiết: Navicom J218
7. Camera hành trình có thể ghi hình được trong vòng bao lâu?
Camera hành trình ghi hình được bao lâu phụ thuộc vào dung lượng thẻ nhớ mà bạn lắp đặt trong camera. Thông thường, thẻ nhớ 16GB có thể lưu được 3 tiếng chạy xe liên tục. Lưu ý là bạn cần sử dụng thẻ nhớ chính hãng và là thẻ từ class 10 trở lên để đảm bảo camera hành trình có thể hoạt động tốt và cung cấp được dữ liệu trong trong trường hợp cần thiết.
8. Camera hành trình có hoạt động khi xe tắt máy không?
Đa phần camera hành trình trên thị trường không hoạt động khi xe tắt máy. Tuy nhiên, có một số dòng sản phẩm khi xe tắt máy thì chuyển về chế độ ngủ, bạn hoàn toàn có thể kích hoạt thiết bị thông qua ứng dụng trên điện thoại để kiểm tra tình trạng xe của mình.
Nếu bạn quan tâm đến sản phẩm này hãy tham khảo sản phẩm: Navicom J247 và Navicom M79Plus nhé!
9. Có camera hành trình không dây không?
Thực tế là không có camera hành trình nào không dây. Bạn cần có một dây nguồn để kết nối điện từ cầu chì đến camera, dây nguồn này có thể được dấu kín ở phần viền dọc theo cạnh xe và trên nóc xe.
Click ngay để hưởng ưu đãi lên đến 500.000 đ khi mua camera hành trình, chỉ dành cho 10 khách hàng đăng ký sớm nhất trong tháng!
Email: support@navicom.vn
Hotline: 0971 706 995 và 0906 136 828
Trụ sở : 382 Nguyễn Thị Minh Khai, Tp Bắc Giang
Hà Nội: Số 06/41, Ngõ 47, Nam Dư, Lĩnh Nam, Hoàng Mai, Hà Nội
TPHCM: 115/100 Lê Văn Sỹ, Phường 13, Quận Phú Nhuận, TP HCM
© Bản quyền thuộc về NAVICOM
Bình luận